Nấm linh chi có tên tiếng anh là Ganoderma Lucidum, Reishi ở Nhật Bản và trong y học cổ truyền Trung Quốc được gọi là Lingzhi, Hàn Quốc là Yeongji, Đài Loan được gọi là Ling-Chih. Tại Việt Nam, Nấm linh chi còn có tên gọi khác là Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi là loài nấm gỗ mọc hoang trong thiên nhiên. Có hàng trăm loài khác nhau cùng họ nấm gỗ (ganodermataceae). Có 2 nhóm lớn là: cổ linh chi và linh chi:
- Cổ linh chi là các loài nấm gỗ không cuống hoặc cuống rất ngắn, nhiều tầng, mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên. Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên xù xì, sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ. Cổ linh chi mọc hoang ở khắp nơi trên thế giới, trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi lớn, tán rộng tới hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.
- Linh chi là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Ðông (Trung Quốc). Nấm có cuống, cuống nấm có màu, mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam. Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn, mặt trên bóng, nấm hơi cứng và dai. Nấm linh chi đỏ hiện nay được trồng số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Từ hơn 4000 năm trước, Nấm linh chi đã được xem như một thần dược chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa , vì thế còn được gọi là Bất lão thảo, Thần tiên thảo, Vạn niên, Nấm thần linh. Xưa kia Tần Thủy Hoàng muốn tìm kiếm những cây nấm này nên sai đạo sĩ Từ Phúc đem 1.500 đồng nam, 1.500 đồng nữ dong thuyền ra Ðông Hải tìm thuốc trường sinh. Thời Tần Thủy Hoàng, linh chi được gọi là Hoàn dương thảo, Trương Hoành thời Đông Hán gọi là Linh thảo. Trong Thần nông bản thảo kinh có thuyết: “Ngũ nhạc sinh ngũ chi: Thanh chi (nấm linh chi xanh) sinh ở Thái Sơn, Xích chi (linh chi đỏ) sinh ở Hoắc Sơn, Hoàng chi (linh chi vàng) sinh ở Tung Sơn, Bạch chi (linh chi trắng) sinh ở Hoa Sơn, Hắc chi (linh chi đen) sinh ở Thường Sơn. Thần nông bản thảo kinh chia các vị thuốc ra làm ba loại: thượng, trung và hạ phẩm. Linh chi là dược liệu đứng đầu của thượng phẩm, trên cả nhân sâm, là một dược thảo kỳ diệu được còn được gọi là “Thần chi”, có rất nhiều hiệu năng, dùng lâu không hại, có thể giúp người ta diên niên trường thọ.
Nấm linh chi Hiện nay có 6 loại được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất: Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi); Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi); Linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi, kim chi); Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi; Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi); Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi). Trong đó nấm linh chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, đứng đầu trong danh sách, xếp hạng hai là hắc chi.
- Nấm linh chi đỏ: hình dạng nấm khá to, có hình bán nguyệt hay bầu dục, màu nâu đỏ, chất gỗ, cứng, nhẵn bóng, có vân tròn đồng tâm và xạ tán tia, viền mép của nấm mỏng, hơi cong vào trong. Mặt dưới Hồng chi có màu nâu nhạt hoặc màu trắng, nhiều bào tử, cuống nấm lệch, to khoảng khoảng 4cm, màu nâu đỏ, bóng. Hồng chi là loại nấm có dược tính mạnh nhất, đứng đầu về chất lượng và được xếp vào loại nấm có tác dụng tốt nhất đối với sức khỏe con người.
- Nấm linh chi đen: còn gọi là hắc chi, huyền chi, giả linh chi, hắc vân chi, có màu đen nhẵn bóng, hình dạng như nấm lim xanh, phân bổ trên mặt đất trong rừng hay bám vào những thân gỗ mục trong đất. Nấm linh chi đen đứng thứ 2 trong danh sách về dược tính, sau Hồng chi.
Nấm Linh Chi là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông y từ rất lâu, y học cổ truyền Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều có đề cập đến loại thảo dược này. Ngày nay, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và chứng minh tác dụng trị liệu của loại thảo dược này. Hồng chi chứa hơn 400 thành phần hoạt chất với các dược tính khác nhau:
- Protein và Glycoprotein, các enzym và axit béo, axit ganoderic: B, D, F, H, K, MF, R, S, T-1o, Y
- Vitamin B, C, các khoáng chất Selenium, sắt, canxi, kẽm, magie, đồng, kali
- Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A
- Betaglucan, G-Z, Gecmanium (tỉ lệ 6000 phần triệu, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu)
- Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao – khoảng 24.000 I.U ‘s), Adenosine
- 110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể, 137 loại Triterpenes và Triterpenoids, gồm sáu loại triterpenes loại bỏ tế bào viêm nhiễm (cytotoxic triterpenes).
- Các hoạt chất Ganodermadiol, Ganoderiol F, Ganodosterone, Ganodermanontriol, axit ganoderic B, Ganodermadiol, Ganodelan A và B, Lanostan, Lucidadiol, Lucidenic axit B, axit Applanoxidic G, Sterol, ergosterol, alkaloid, Nucleotides, uridine, Urasil, axit pantothenic, Canthaxanthin, các chất béo, protein, chất xơ, carbohydrate, dầu volotile, Riboblavin, Coumarin, Manitol, axit oleic, RNA, Cycloctosulphur
- Hàm lượng cao các chất phyto phức tạp, bao gồm ergosterol, ergosteroids, axit fumaric, aminoglucose và lactones
Giá trị dược học: có 5 hoạt chất chính tạo nên công dụng kỳ diệu của Nấm linh chi mà các nhà khoa học hiện đại đã tập trung nghiên cứu:
- Polysaccharides là một trong những thành phần hữu hiệu nhất với những công dụng như tăng cường miễn dịch, cân bằng lượng đường huyết, cải thiện chức năng tuyến tụy, chống thoái hóa tế bào, ức chế hình thành khối u.
- Germanium hữu cơ có hàm lượng cao hơn từ 5- 8 lần so với nhân sâm, có những công dụng chính như tăng oxy trong máu, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
- Adenosin là một hoạt chất có tính dược lý rất mạnh, có các tác dụng làm giảm cholesterol và mỡ trong cơ thể, thông động mạch, hỗ trợ chức năng gan, ngăn ngừa sự phân mảnh của tiểu cầu có thể gây ra tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn.
- Triterpenoid có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, ức chế dị ứng, giảm tắc nghẽn xoang, tốt cho hệ hô hấp
- Acid ganodenic có các tác dụng làm trẻ hóa các mô của cơ thể và các tế bào, phục hồi các rối loạn da và làm đẹp da, nhanh chóng làm lành da xước, vết thương trên da, bệnh vẩy nến, cháy nắng, viêm loét, và chảy máu ngoài.
Nấm linh chi là vị thuốc quý đã được con người nghiên cứu và sử dụng từ xa xưa. Trong sách “Thần nông bản thảo”, một dược thư cổ của Trung Quốc cách đây hơn 2.000 năm, cũng ghi lại các công dụng của nấm linh chi. Xưa kia, Linh chi chỉ được khai thác tự nhiên nên là loại thuốc quý hiếm và rất đắt tiền, giá một lạng nấm còn đắt hơn cả một lạng vàng ròng nên thường chỉ dành để tiến vua hoặc bán cho những người giàu có. Công dụng của nấm linh chi bao gồm:
- Tác dụng với hệ miễn dịch: nấm linh chi chứa hàm lượng cao chất Gecmani hữu cơ, Polysaccharides và Triterpenes làm sản sinh phong phú các loại vitamin, khoáng chất, chất đạm cần thiết cho cơ thể, từ đó tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại các virus, vi khuẩn. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể.
- Đối với hệ tiêu hóa: nấm linh chi có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể, giải trừ độc tố, làm sạch ruột, phòng ngừa và điều trị táo bón mãn tính, tiêu chảy. Ngoài ra Nấm linh chi còn hiệu quả trong việc kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn. Chất Triterpenoid trong nấm giúp chữa loét dạ dày và tá tràng, ức chế dị ứng…
- Đối với hệ thần kinh: các nghiên cứu cho thấy nấm Linh chi có 5 thành phần hydrocortisone giúp giảm mệt mỏi, giảm căng thẳng stress, giảm ảnh hưởng của Caffeine, thư giãn cơ bắp, có tác dụng cải thiện trí não, tăng cường trí nhớ, tăng cường lưu thông máu lên não, hỗ trợ hoạt động ổn định của hệ thần kinh, hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược
- Đối với hệ bài tiết: Sterois trong Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên hiệu quả với các bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
- Đối với hệ tuần hoàn: các Alkaloid, Adenosine và Ganoderma trong Linh chi có tác dụng làm giãn mạch máu, điều hòa huyết áp, chống rối loạn chuyển hóa Lipid, giảm Cholesterol, xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
- Tác dụng hỗ trợ chống ung thư: các thí nghiệm Vitro đã cho thấy nấm linh chi nâng cao phòng vệ miễn dịch, xác định và tiêu diệt tế bào bất thường, làm sống lại thực bào và bạch cầu trung tính, tăng cường sự phát triển của đại thực bào. Chất Germanium, Germanium beta-D-glucan giúp ức chế tế bào ung. Đối với bệnh ung thư, Hồng chi giúp tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch và nội tiết, cải thiện lưu thông và loại bỏ các gốc tự do có hại, giúp giảm mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, ức chế tủy xương và nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân ung thư trong quá trình xạ trị, giảm các cơn đau trên bệnh nhân ung thư.
- Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Polysacchanride giúp khôi phục tế bào β tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, tăng hoạt tính của insuline giúp giảm đường huyết người bệnh.
- Tác dụng làm đẹp da: Nấm linh chi giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, loại bỏ các sắc tố lạ trên da, khôi phục các tổn thương trên da, làm cho da đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.
Nấm linh chi rừng không có thuốc bảo vệ thực vật hay kích thích, mọc hoàn toàn tự nhiên, khi được thu hái đúng độ tuổi, chưa hoặc đang trong giai đoạn phát tán bào tử mới mang lại công dụng tốt nhất. Tuy nhiên do nấm linh chi rừng tự nhiên do quý hiếm nên được thu hái bất kỳ khi nào tìm thấy dẫn đến không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa mọc hoang cũng bị nấm mốc tấn công, sâu mọt ăn gây mục rỗng. Do vậy để có thể sử dụng Nấm linh chi đảm bảo và đồng đều về chất lượng, dược tính, nên chọn mua Nấm linh chi nuôi trồng theo quy trình khoa học và an toàn vệ sinh.
Cách dùng nấm linh chi:
- Nấu linh chi uống thay nước hằng ngày: dùng 50g Linh chi cho vào ấm với 1 lít nước đun sôi khoảng 2-3 phút rồi tắt lửa, ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi tiếp tục nấu khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ, đến khi nước cạn còn khoảng 0.8 lít thì được nước đầu tiên. Sau khi được nước đầu, dùng kéo cắt nhỏ tai nấm khoảng 1cm rồi cho nước vào nấu như lần đầu. Để nước Linh chi sau ba lần nấu vào bình bảo quản và sử dụng thay nước hàng ngày. Nên sắc bằng ấm thủy tinh và ấm sứ, không dùng ấm sắt và ấm inox vì linh chi kỵ với thành phần của sắt. Uống nấm linh chi vào buổi sáng là tốt nhất.
- Uống dạng trà: xay Linh chi thành bột, cho 3 – 5g bột vào tách, hãm với nước sôi trong 5 phút, sau đó uống cả nước lẫn bột, đây là cách tốt nhất theo các nhà khoa học. Có thể sử dụng nấm linh chi kết hợp với các thảo dược khác tạo thành các loại trà uống hàng ngày:
- Trà linh chi hoàng kỳ: Linh chi và hoàng kỳ liều lượng bằng nhau, tán vụn, mỗi lần dùng 10 g hãm với nước sôi, sau 20 phút thì dùng được, có tác dụng bổ khí ích tỳ, tốt cho những người suy nhược cơ thể, rối loạn lipid máu, giảm bạch cầu do dùng hóa chất chống ung thư.
- Trà linh chi nhân sâm: Linh chi 10 gram, nhân sâm 5 gram, thái vụn, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày. Công dụng: bổ ích cường tráng, dùng cho người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não. Người bị huyết áp cao không nên dùng loại trà này.
- Trà linh chi cam thảo: Linh chi 120 gram, cam thảo 100 gram, sấy khô tán vụn, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày lấy 20-30 gram hãm với nước sôi uống. Công dụng: bổ ích can khí, dưỡng can bổ thận, dùng cho những người bị viêm gan, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
- Trà linh chi ngân nhĩ: Linh chi và ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) liều lượng bằng nhau, sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 10-15 gram hãm với nước sôi cho thêm một chút đường phèn. Công dụng: tư âm nhuận phế, chỉ khái trừ đàm, an thần ích trí, dùng cho người bị viêm phế quản, hen phế quản, suy nhược thần kinh.
- Ngâm rượu: dùng 200g Nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm với 4 lít rượu trong vòng 30 ngày thì sử dụng được. Rượu linh chi ngâm càng lâu càng tốt. Nên uống rượu Linh Chi vào sau bữa ăn tối, mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ.
- Dùng nước Linh chi nấu canh hoặc súp: nấu Linh chi lấy nước như trên, sau đó dùng nước linh chi để nấu canh, nấu súp, tốt cho sức khoẻ người mới ốm dậy, người cao tuổi hay đang trong quá trình hoá, xạ để chữa bệnh ung thư.
- Hầm Linh chi với gà, ba ba: cho vài nhánh Linh chi, có thể thêm nấm thượng hoàng, nhân sâm, hồng sâm tần với gà, ba ba, là món ăn bổ dưỡng cho gia đình và người bệnh.
- Kết hợp nấm linh chi với mật ong: mật ong là thực phẩm thiên nhiên giàu chất dinh dưỡng và còn tốt hơn nữa khi được kết hợp với dược thảo quý hiếm Nấm linh chi. Nấm linh chi vị đắng đặc trưng nên khó uống, bởi vậy mà nấm linh chi cùng mật ong sẽ là bài thuốc thích hợp cho mọi đối tượng. Nấm linh chi nghiền nhỏ hoặc bào tử nấm trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da, có tác dụng làm làn da trẻ hóa mịn màng hơn.
Lưu ý những đối tượng sau không được sử dụng nấm linh chi: người bị bệnh tự miễn dịch (hệ thống miễn dịch gây rối loạn chức năng trong cơ thể); người bệnh máu khó đông hay rối loạn xuất huyết; người bị suy thận hạn chế dùng bởi linh chi giúp lợi tiểu sẽ làm thận hoạt động nhiều; người huyết áp thấp; phụ nữ mang thai những tháng đầu hoặc giai đoạn cho con bú; người vừa mới phẫu thuật hay đang chờ phẫu thuật không nên sử dụng nấm linh chi bởi cơ thể lúc này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ trước và sau phẫu thuật; người hay bị chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng không nên dùng nấm linh chi bởi nó sẽ càng tăng bệnh hơn; người bị dị ứng với họ nấm cần thận trọng khi sử dụng.
Bảo quản Nấm linh chi là yếu tố quyết định đến chất lượng của nấm, cần phải bảo quản đúng quy trình và điều kiện thích hợp để ngăn không cho các loại nấm mốc xâm nhập. Nấm linh chi sau khi được thu hoạch cần làm sạch đất và bụi bẩn bám trên bề mặt, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Lật hết các mặt dưới của nấm có màu vàng kem và phơi từ 6-7 tiếng đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời rồi làm khô thêm bằng quạt gió, làm liên tục trong 3 ngày trở lên. Nếu dùng phương pháp sấy thì sau khi thu hái nấm, sử dụng máy sấy hoặc lò sấy để thật khô, rồi cho vào túi nilong bọc cẩn thận, để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời. Nấm linh chi sau khi phơi sấy khô thì có thể nghiền thành dạng bột giúp bảo quản lâu hơn và thuận tiện cho sử dụng.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nấm linh chi”