Nhân sâm có danh pháp khoa học Panax ginseng, còn được gọi là nhân sâm châu Á, theo tiếng Hàn gọi là insam. Là một loài thực vật có hoa trong họ Cuồng, được C.A.Mey mô tả khoa học đầu tiên năm 1842, mọc hoang và trồng nhiều ở vùng Cao Ly, nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Theo truyền thuyết, nhân sâm bắt đầu được trồng trên núi Geumsan từ khoảng 1500 năm trước rồi sau đó được người dân đưa xuống trồng ở sườn núi, chân núi. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhân sâm Hàn Quốc được người dân trồng và chăm sóc trên các cánh đồng.
Tuy được trồng trên các cánh đồng, nhưng nhân sâm chất lượng nhất vẫn là nhân sâm được trồng ở Geumsan, một huyện ở tỉnh Chungcheong ở phía Nam Hàn. Nơi đây là vùng núi, có điều kiện đất đai, khí hậu, ánh nắng mặt trời thích hợp cho loại sâm chất lượng không đâu sánh bằng. Nhờ khí hậu chênh lệch rõ rệt giữa ngày và đêm, đất trồng tốt, sâm trồng ở Geumsan chứa nhiều thành phần có hoạt tính dược lý đặc biệt như Saponin và Germanium. Tới Geumsan, còn có cả một “Bảo tàng nhân sâm Geumsan” để có thể tìm hiểu về lịch sử 1.500 năm của loại thảo dược này.
Ngoài Hàn Quốc và Triều Tiên, nhân sâm còn được trồng ở nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) và Trung Quốc, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc. Đặc tính của sâm nhờ vào môi trường sinh trưởng, nên sâm ở các khu vực khác nhau có tác dụng khác nhau. Sâm hoang dã thường mọc ở sườn núi với độ cao từ 500 đến 1.100 m. Nhân sâm không dễ trồng, Hàn Quốc trong những năm đầu thế kỷ 18 bắt đầu phát triển nhân sâm trồng trọt, Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19 trồng sâm Mỹ. Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa nhân sâm vào các nghiên cứu bổ sung và thuốc thay thế.
Theo y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3.000 năm trước Công Nguyên, Nhân Sâm đã được coi là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông, sâm có vị ngọt và hơi lạnh, đặc biệt tốt cho các cơ quan nội tạng quan trọng. Trong số các bộ phận nội tạng, lá lách và bụng thuộc về tính Thổ, mà theo Đông y là gốc của năng lượng. Vì thế, phần dương của tính ngọt trong sâm có thể củng cố tính dương của lá lách và bụng, theo đó mang năng lượng đến khắp toàn thân.
Theo y học hiện đại, củ nhân sâm là dược liệu quý hiếm có vị đắng, không độc, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực cho con người nhờ vào các thành phần hợp chất quý như chất Germanium, Glycoside Panaxin cùng với các vitamin B1, vitamin B2, các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axitamin. Những chất này đều có tác dụng bổ nguyên khí, bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực con người. Đặc biệt, củ nhân sâm có công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ trí não, phát triển tư duy, trí tuệ, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa.
Nhân sâm tươi Hàn Quốc có hình dáng giống người nhất do phần thân củ dày và nhiều thịt. Phần đầu và phần củ nhân sâm giống như đầu và thân mình của người, rễ dài. Sâm Hàn Quốc có mùi thơm nức đặc trưng và mùi lan tỏa kể cả trong hơi thở người dùng, sâm Triều Tiên có mùi thơm dịu nhẹ. Nhân sâm là món ăn quốc dân của người Hàn Quốc. Vì những lợi ích sức khỏe này, nhân sâm được người Hàn Quốc dùng để ăn uống hàng ngày, trở thành một món ăn dân quốc.
Nhân sâm Hàn Quốc có các loại như:
- Dựa theo môi trường sống có các loại:
- Jaebaesam: được nuôi trồng trên các nông trang, thân củ dày và nhiều thịt, có khoảng 2-3 rễ chính, có màu trắng nhạt.
- Jangnoesam: được trồng trong môi trường tự nhiên ở vùng núi được gọi là Jangnoe, Jangnoesansam, Jangno, hoặc Sanyangsansam.Cái tên, Jangnoe để chỉ chiều dài của rễ trên cùng kết nối với gốc chính, phát triển tốt ở các khu vực có độ ẩm cao dưới bóng mát cây bạch dương và cây sơn mài, sâu trong các ngọn núi, các vùng sâu vùng xa.
- Sansam: nhân sâm hoang dã mọc tự nhiên trên các vùng đồi núi xa xôi, hiểm trở.Loại nhân sâm này cũng có thành phần và công dụng giống hai loại trên nhưng hàm lượng và hiệu quả thì cao hơn nhiều. Sâm hoang có mùi thơm nồng nàn và rất đắng, chỉ cần ngậm một lát, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên tức thì.
- Dựa trên phương thức chế biến
- Saengsam (Nhân sâm tươi). Đây là nhân sâm mới được khai thác vẫn ở dạng nguyên thủy, chưa qua chế biến, thường được thu hoạch sau 4-6 năm.
- Baeksam (Bạch sâm): từ sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng, sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, vỏ sâm sẽ có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm.
- Hongsam (Hồng sâm): được chế biến bằng phương pháp hấp sấy ở nhiệt độ cao khoảng từ 3-5 lần, có thể bảo quản được trong thời gian dài, lên tới 10 năm. Hồng sâm lành tính hơn nhân sâm rất nhiều, có thể phù hợp cho mọi đối tượng và hầu như không hề có tác dụng phụ nào.
- Taegeuksam (Sâm Taegeuksam): là hình thức trung gian giữa bạch sâm và hồng sâm. Loại sâm này được rửa sạch rồi ngâm trong nước nóng, sau đó được cạo vỏ rồi đem sấy khô, có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ.
- Hắc sâm: củ nhân sâm tươi được hấp sấy khoảng 9 lần cho đến khi nó chuyển thành màu đen, đôi khi có mùi hơi khét. Hắc sâm được biết đến hiện nay là có hàm lượng Saponin cao nhất, hơn hẳn nhân sâm tươi và hồng sâm, đặc biệt tốt và phù hợp với người già.
- Phân loại dựa trên quốc gia
- Sâm Trung Quốc (P. notoginseng): củ có hình giống như củ cà rốt nhỏ, thân trắng, thẳng, khá xốp, có nhiều rễ, có 7 lá, chủ yếu được trồng trong vùng giữa tỉnh Vân Nam và tỉnh Quảng Tây ở tây nam Trung Quốc.
- Sâm Hàn Quốc (P. ginseng): thời gian canh tác khoảng 180 ngày, dài hơn hẳn sâm của các quốc gia khác (chỉ từ 120 – 130 ngày), hình giống hình người, có 5 lá.
- Sâm Hoa Kỳ (P. quinquefolium): được trồng ở Đông Bắc Mỹ và Canada, có hình trụ, rễ ngắn, thường có được sọc ngang chạy bao quanh thân. Ngoài ra, ở đây còn có một loại sâm nữa là sâm lùn (P.trifolius) có hình dạng gần giống quả cầu, thường có 3 lá.
- Sâm Nhật Bản (P. japonicum): thường có ít hoặc hầu như không có giá trị chữa bệnh, có hình dạng của một gốc tre, thường trồng ở từ Hokkaido đến Kyushu.
Công dụng đặc biệt của củ nhân sâm có được chủ yếu là do các hợp chất panaxatriol-ginsenoside (PT), panaxadiol ginsenoside (PD) và Saponin. Saponin được hiểu như là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của Nhân Sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng có giá trị cao.
Trong củ nhân sâm Hàn Quốc, hàm lượng Saponin cao hơn hẳn các sâm của các quốc gia khác đồng thời tỷ lệ cân bằng giữa 2 hợp chất PT và PD cũng cao hơn. Nhân sâm Hàn Quốc có tới 30 loại Ginsenoside trong khi sâm Mỹ chỉ có khoảng 14 loại, sâm Nhật thì chỉ có 8 loại.
Trong thân, rễ và củ nhân sâm chứa 32 thành phần soponin triterpen, thân rễ của Nhân Sâm mọc hoang chứa rất cao hàm lượng saponin, đến 10,75%. Ngoài ra còn có những hợp chất khác như polyacetylen, stearic, oleic, linoleic và linolenic, 17 axit béo trong đó có axit palnitic, 17 loại axit amin, 20 khoáng chấtnhư Co, Se, K, Fe, Mn, tinh dầu, glucid. Trong thân của rễ Nhân Sâm tươi có thành phần daucosterol. Ngoài ra, hồng sâm do hấp và sấy ở nhiệt độ cao, làm xuất hiện thêm nhiều thành phần khác như Maltol, giúp làm giảm quá trình lão hóa, Ginsenoside Rg3, RH2 ức chế sự phát triển tế bào ung thư.
Nhân sâm Hàn Quốc có các công dụng như sau:
- Hỗ trợ và điều trị bệnh ung thư: trong Hồng Sâm có chứa hàm lượng lớn Ginsenosides Rg3, Ginsenoside Rh2 có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào gây hại cho cơ thể, kìm hãm sự lây lan của các tế bào ác tính. Một nghiên cứu ở Trung Tâm nghiên cứu Ung thư Mayo Clinic- Mỹ trên 340 bệnh nhân cho thấy, có tới 60% bệnh nhân ung thư vú có cải thiện đáng kể sau khi dùng hồng sâm.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Saponin có khả năng lọc bỏ chất Alloxan và chất Streptozotocin, đây là những chất gây tăng đường huyết, dẫn tới bệnh tiểu đường.
- Tăng cường trí nhớ: hồng Sâm được xem là bí quyết có được “tinh thần thép” dành riêng cho những người thường xuyên lao động trí óc nhờ vào khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết và bồi bổ não bộ.
- Hỗ trợ điều trầm cảm, stress: hồng sâm thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường máu lên não giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, tránh trầm cảm và những cảm xúc tiêu cực.
- Tăng cường độ nhạy của thính giác: Ginsenosides Rb1, Rb2, Rg1 bảo vệ tốt cho thính giác, ngăn chăn sự hoại tử của tế bào.
- Tăng cường tuần hoàn máu: Polysacchadides, Ginsenosides và Saponincao có khả năng ổn định khí huyết, hạn chế hàm lượng cholesterol trong máu, tăng cường chức năng hệ tuần hoàn, giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch.
- Tăng cường chức năng gan: hồng sâm có tác dụng tăng cường hoạt động của Enzym, kiểm soát sự thoái hóa Ethanol và Acetaldehyd, ngăn ngặn rất tốt các độc tố có nguồn gốc từ Tetrachloride Carbon và Phenacetin, giúp giải độc và tăng cường chức năng gan. Theo các chuyên gia, khả năng giải độc và tăng cường chức năng gan là công dụng cao nhất của nhân sâm Hàn Quốc.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: nhân sâm hỗ trợ điều trị những bệnh lý liên quan đến rối loạn dạ dày như nôn mửa, khó tiêu, buồn nôn… kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.
- Tăng cường khả năng chịu đựng: thành phần Adaptogen luôn được coi là thuốc bổ vô cùng tuyệt vời dành cho những các vận động viên thường xuyên phải luyện tập thể chất hay thể dục thể thao.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: tinh chất Adaptogen giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng thêm số lượng tế bào bạch cầu, hỗ trợ cơ thể con người tránh khỏi một số bệnh như cảm lạnh, ốm vặt, sốt… hay nhiễm trùng.
- Tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể: nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực cho con người nhờ các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng như chất Germaniumm, Glycoside Panaxin, các acid béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các acid amin. Nhân sâm Hàn Quốc đặc biệt tốt đối với những người mới ốm dậy, trẻ còi xương chậm lớn hay những ai mới trải qua phẫu thuật cần bổ sung dưỡng chất để phục hồi nhanh chóng, tăng thêm sức đề kháng và hạn chế bệnh tật.
- Chống lão hóa: các chất có trong hồng sâm còn có khả năng tiêu diệt các gốc tự do – nguyên nhân chính gây nên sự lão hóa.
Tại Hàn Quốc, mùa thu hoạch nhân sâm tốt nhất là vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 12 khi sâm được 4 – 6 năm tuổi do sâm 6 năm tuổi chứa rất nhiều các dưỡng chất, hàm lượng saponin cao, độ tuổi càng cao càng có giá trị. Thời điểm từ tháng 9 – 12, nhân sâm trải qua thời gian hút các chất dinh dưỡng từ lúc vào xuân, vào hè và đến thời điểm giữa thu đầu đông thì đất bắt đầu khô cằn và ít dinh dưỡng hơn, khi thu hoạch vào thời gian này cây chưa phải dùng chất dinh dưỡng có trong củ và rễ để nuôi cây nên giữ được các chất dinh dưỡng vốn có trong củ sâm.
Cách sử dụng hồng sâm đạt hiệu quả nhất:
- Ngâm củ nhân sâm với mật ong: đây là cách sử dụng hồng sâm phổ biến và dễ dùng nhất. Thái lát nhân sâm thành miếng nhỏ từ 1 – 3g sau đó cho vào lọ miệng rộng, sau đó cho mật ong vào đổ ngập nhân sâm rồi đậy kín nắp.
- Cách sử dụng hồng sâm bằng sắc uống: hồng sâm thái lát mỏng, mỗi ngày dùng khoảng 5 đến 10 g, sắc kỹ với nước, cho thêm 20-30g đường cho dễ uống. Chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái. Với những người cấp cứu, có thể tăng lượng sâm lên 30 – 60g, sắc uống hết ngay trong 1 tuần.
- Pha trà bằng hồng sâm: hồng sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào, pha như pha trà bình thường, uống đến khi nào vị nhạt thì lấy bã ra ăn và nuốt dần.
- Sử dụng hồng sâm bằng cách tán bột: hồng sâm được tán mịn thành bột, mỗi lần dùng 1-2g, pha nước uống.
- Ngậm sâm: hồng sâm thái lát mỏng, ngậm một lúc cho đến khi mềm thì nuốt dần, ngày dùng khoảng 3-4 lát. Vì hồng sâm dạng nguyên củ được ép khô, nên trước khi dùng nên hấp lại cho mềm ra.
- Nấu cháo: dùng 3 g nhân sâm thái lát, sắc kỹ với nước, rồi cho vào nấu cháo. Món cháo này vừa ngon vừa bổ dưỡng tăng cường sức khỏe, bổ dưỡng. Ngoài ra có thể nấu với gà tần, làm bánh.
- Ngâm rượu củ nhân sâm: đây là cách chế biến nhân sâm tươi hiệu quả mà an toàn cho người tiêu dùng, rượu nhân sâm giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, phòng chống bệnh tật, đặc biệt cải thiện chức năng của phái nam.
- Hiện nay, còn có một số loại sản phẩm chế biến sâm củ khô sẵn như cao hồng sâm có thể ăn trực tiếp mà không cần chế biến.
Các trường hợp không nên dùng và không được dùng nhâm sâm ĐỘC VỊ ( tức là chỉ có củ nhân sâm, không có chất khác):
- Cảm mạo, phát sốt; Những người bị bệnh gan mật; Viêm dạ dày và ruột; Những bệnh giãn phế quản, bị lao, ho ra máu; Những người cao huyết áp; Những người bị mất ngủ; Thanh niên hay bị di tinh, bị xuất tinh sớm; Phụ nữ mang thai; Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi không nên dùng nhân sâm; Người đang bị táo bón, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, đau bụng do hàn, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, tiêu chảy; Ho ra máu, giãn phế quản, viêm phế quản, lao phổi; Cao huyết áp; Xơ mỡ động mạch; Bệnh tự miễn (vẩy nến, viêm khớp phong thấp, luput ban đỏ, cứng bì…); Người đang dùng thuốc chống huyết khối (warfarin…).
- Các thứ cấm dùng khi uống thuốc có nhân sâm Hàn Quốc, nhân sâm- hồng sâm các loại gồm: củ cải (các loại trắng, đỏ); đậu đen; nước chè; các loại hải sản.
- Cách giải ngộ độc nhân Sâm: cho nạn nhân ăn củ cải chín hoặc giã nát củ cải rồi nấu chín với 1 ít nước (200g củ cải tươi + 100ml nước) cho ăn.
Cách nhận biết nhân sâm tươi Hàn Quốc:
- Theo hình dáng cây thì sâm hàn quốc có 5 lá, đến mùa đông cây héo đi mùa xuân lại nảy mầm mọc. Sau khi thu hoạch sâm Hàn Quốc vẫn còn lớp đất bám xung quanh củ sâm. Phần đầu củ sâm rắn chắc, ngắn và tròn, chân củ sâm Hàn Quốc có màu vàng hoàng thổ và to phân thành chân rõ ràng. Thân và củ sâm Hàn Quốc có hình dáng giống người, sâm Trung Quốc có đầu nhọn, nhỏ và dài.
- Sâm tươi Hàn Quốc thường nguyên đất cát và có thể có mầm ở gốc nếu để ẩm trong điều kiện nhiệt độ phù hợp sẽ nẩy mầm rất nhanh. Còn sâm Trung Quốc thường sạch sẽ có tẩm hóa chất bảo quản nên phần gốc hay lô sâm thường bị gọt hay chết.
- Nhân sâm tươi Hàn Quốc có mùi sâm ngọt ngào còn nhân sâm Trung Quốc thì có mùi bùn, mùi đất.
- Nhân sâm Trung Quốc có màu trắng như củ cải còn nhân sâm tươi Hàn Quốc có màu vàng sáng hoàng thổ, đẹp mắt.
Cách bảo quản củ nhân sâm:
- Bảo quản củ nhân sâm tươi trong tủ lạnh, khi muốn sử dụng có thể lấy từng củ ra thái lát mỏng rồi lại cất phần chưa sử dụng vào tủ lạnh, có thể bảo quản sâm từ 7-10 ngày.
- Rang hoặc sấy khô: rang hoăc sấy khô nhân sâm tươi ở nhiệt độ từ 40 đến 70 độ rồi bỏ nhân sâm Hàn Quốc vào trong lọ có chất hút ẩm và bịt kín lại. Sau 20-30 ngày nên kiểm tra lọ nhân sâm sấy, nếu lắc lọ kêu không giòn thì sâm đã bị ẩm và nên thay ngay chất hút ẩm hoặc làm khô lại chất hút ẩm, thường 1 tháng nên thay chất hút ẩm 1 lần.
- Ngâm mật nhân sâm với mật ong: đây là cách bảo quản củ sâm tươi tốt nhất vì mật ong được coi như một chất bảo quản tự nhiên, không có hóa chất. Đồng thời sự kết hợp từ mật ong và nhân sâm đem lại hiệu quả cao trong chữa bệnh cũng như làm đẹp.
- Ngâm rượu nhân sâm: là cách bảo quản nhân sâm tươi Hàn Quốc thường được sử dụng. Chọn rượu nếp trắng, nồng độ cồn cao trong suốt, uống dịu, không đau đầu, củ nhân sâm Hàn quốc 6 năm tuổi, rễ phụ to mới là hàng tốt. Rượu sâm ngâm 10 ngày là lên màu vàng óng, uống sẽ cảm giác ngọt mát đặc trưng của sâm tươi.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nhân sâm”