Phấn hoa hay còn gọi là phấn ong, phấn hoa ong, là phần của những bông hoa được ong thợ thu gom, dùng chân vê lại thành từng hạt nhỏ, để ở hai chân rồi mang về tổ. Mỗi hạt phấn hoa có từ 3 – 5 triệu tế bào. Phấn hoa được ong thợ thu về để nuôi ấu trùng ong thợ và ong đực còn riêng ấu trùng ong chúa thì được nuôi bằng sữa ong chúa. Những người nuôi ong thu phấn hoa bằng cách dùng các tấm nhựa hoặc tấm nhôm có khoan sẵn các lỗ vừa đủ để con ong có thể chui lọt vào, còn phần phấn hoa ở hai chân sau bị giữ lại.
Phấn hoa ong rừng được các chú ong bay lượn khắp các khu rừng đại ngàn để lấy phấn hoa rừng mang về tổ, chúng lấy phấn của rất nhiều các loài hoa rừng nên thơm ngon đặc biệt, không có mùi vị đặc trưng một loài hoa nào như ong nuôi. Khi lấy phấn hoa rừng được mang về tổ, đội quân ong thợ sẽ nhào trộn phấn hoa với mật ong, vì thế phấn hoa ong rừng ướt hơn và kết thành từng mảng chứ không phải dạng hạt như ong nuôi.
Phấn hoa có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo mùa hoa, nhưng chủ yếu là các màu hanh vàng, đỏ sậm, vàng sáng, trắng ngà, đỏ tươi. Phấn hoa có vị bùi ngọt và có mùi thơm đặc trưng, ngậy và có giá trị dinh dưỡng rất cao, chỉ riêng dinh dưỡng cơ bản thôi nó đã gấp 5-7 lần sữa ngựa hoặc trứng gà, do vậy có tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa nhiều bệnh cho con người.
Từ xa xưa người phương Đông đã biết sử dụng phấn hoa để bồi bổ sức khỏe và làm thuốc chữa bệnh. Thành phần của phấn hoa rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại phấn, điều kiện địa lý, khí hậu. Phấn hoa có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý với thành phần Protein: 20-25%, Carbonhydrat: 25-48%, Lipit: 5-10, có khoảng 22 loại acid amin khác mà cơ thể con người không tổng hợp được, 14 loại vitamin ( như B1, B2, B5, B6, C, D, E, H…), 27 loại chất khoáng như K, Ca, Na, P, Mg, S, Cu, Fe, Zn, Mn, Ti, Ni, Si, Cl và 18 loại men thiên nhiên và nhiều hoạt chất sinh học bổ ích khác
Phấn hoa và mật ong là hai thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên rất bổ dưỡng, tốt sức khoẻ và có tác dụng làm đẹp nên được nhiều người ưa chuộng. Theo y học cổ truyền, phấn hoa vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết, bổ thận điều tinh, thường dùng cho những trường hợp tâm tỳ suy nhược, thận tinh bất túc mà có các biểu hiện triệu chứng như mệt mỏi, bồn chồn, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, khó ngủ, ăn kém, suy giảm tình dục, đau lưng mỏi gối, xuất tinh sớm, tiểu đêm nhiều lần …
Ngoài ra, mỗi loại phấn hoa lại có những công dụng riêng như: phấn hoa hòe kiện vị và trấn tĩnh; phấn hoa kiều mạch kiện tỳ lý khí, bổ huyết và làm chậm nhịp tim; phấn hoa thùy dương bồi bổ sức khỏe và có tác dụng giảm đau; phấn hoa dâu giúp hạ đường huyết; phấn hoa cải phòng chống giãn và viêm loét tĩnh mạch; phấn hoa cửu lý hương tăng cường tuần hoàn, cải thiện khả năng ghi nhớ, kháng khuẩn và giảm ho; phấn hoa táo bổ dưỡng cơ tim…
Theo y học hiện đại, phấn hoa có tác dụng phòng chống, chữa trị một số bệnh như viêm gan, cải thiện chức năng gan, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày tá tràng, chống lão hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống ung thư, tăng cường miễn dịch ở bệnh nhân ung thư đã được điều trị bằng phẫu thuật hay xạ trị, hóa trị liệu, tăng lượng bạch cầu, tiểu cầu… giúp tăng cường CD4, CD8 và đưa tỷ lệ CD4/CD8 trở lại bình thường, tăng cường sức đề kháng.
Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu của các nhà y học Trung Quốc về tác dụng trị liệu của phấn hoa trên 212 bệnh nhân bị viêm gan B cho thấy: sau 1-3 tháng sử dụng phấn hoa liên tục, các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng, đau tức vùng gan được cải thiện rõ rệt từ 79,1-89,9%, chỉ số vàng da và men gan trở về bình thường ở 76,25 và 80,04% tổng số bệnh nhân. Một công trình nghiên cứu khác tiến hành trên các bệnh nhân rối loạn lipid máu kèm theo cơn đau co thắt ngực cho thấy sử dụng liệu pháp phấn hoa liên tục trong vòng 2-3 tháng đã làm hoãn giải 89% số cơn đau, điện tâm đồ được cải thiện 48%, các chỉ số mỡ máu như cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C đều trở về gần trị số bình thường.
Phấn Hoa còn có tác dụng kích thích dịch vị, tạo cảm giác thèm ăn, là tiền đề hồi phục các chức năng, bộ phận khác trong cơ thể, do vậy phấn hoa đặc biệt tốt cho người mới ốm dậy hoặc muốn tăng cân. Ngoài ra dưỡng chất giàu có trong phấn hoa giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao thể chất và tăng cường sinh lực, trí lực cho cả người lao động chân tay và trí óc.
Ngoài ra, phấn hoa mật ong còn có tác dụng làm đẹp da, dưỡng da, chống lão hóa, có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm từ ong để thay thế cho các loại mỹ phẩm. Trộn phấn hoa với mật ong hoặc sữa ong chúa rồi bôi lên da, xoa đều trong khoảng 20 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh. Đây là phương pháp cực kỳ hữu hiệu trong việc dưỡng da và chống lão hóa.
Quy trình thu hoạch phấn hoa mật ong: nhiệm vụ của ong thợ không chỉ đi hút mật hoa để đem về tổ mà còn một nhiệm vụ khác nữa là thu lượm các hạt phấn hoa. Bởi mật và phấn hoa là hai thức ăn chính nuôi dưỡng cả đàn ong. Tùy theo từng mùa, người nuôi ong di chuyển đàn ong tới nơi hoa nở để ong hút mật và lấy phấn hoa. Khi ong đem mật về tổ thì cũng mang theo hai hạt phấn ở phía chân sau. Người nuôi ong dùng các tấm phên nhựa hoặc kim loại có đục các lỗ tròn nhỏ chỉ để vừa cho con ong lọt qua còn hạt phấn sẽ bị giữ lại ở cửa phên và rơi xuống máng đựng phấn hoa.
Đây là phấn hoa tươi nên có chứa một lượng nước nhất định. Muốn bảo quản được lâu thì trong ngày, từ 1 đến 2 lần người nuôi ong sẽ lấy phấn hoa tươi đem về sấy hoặc phơi khô, sau đó sàng lọc để loại bỏ các tạp chất, xác ong ra khỏi phấn và đóng gói. Phấn hoa đạt chuẩn chỉ có 8-10% nước.
Sử dụng phấn hoa có thể theo một số cách như sau:
Ăn trực tiếp-ăn khô: cách đơn giản và tiện lợi nhất là ăn trực tiếp. Ăn 2-4 thìa cà phê phấn hoa hàng ngày vào buổi sáng, buổi tối, trước hoặc sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. Cho trực tiếp vào miệng, nhai kĩ rồi nuốt. Nên uống thêm 1 ly nước sau khi ăn phấn hoa. Hiện nay, quan điểm về liều lượng dùng phấn hoa mỗi ngày cũng chưa thật sự thống nhất. Phần đông cho rằng ở người trưởng thành tối đa nên dùng từ 5-10g, trẻ em thì giảm bớt liều, mỗi ngày từ 2-3g. Trung tâm nghiên cứu ong Trung ương khuyên nên dùng mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê, mỗi ngày 2 lần.
Sử dụng phấn hoa với nước ấm và mật ong. Đây là cách sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Bản thân phấn hoa và mật ong đều là những sản phẩm thiên nhiên, tốt cho sức khỏe. Kết hợp lại với nhau rất dễ uống, thơm ngon bổ dưỡng. Hòa tan 1 thìa café phấn hoa, 1 thìa mật ong vào 100ml nước ấm 65 độ C rồi uống ngày 2 lần
Phấn hoa ăn kèm sữa chua. Với nhiều người, cảm thấy khó khăn khi ăn phấn hoa khô, hoặc pha với nước ấm uống cũng khó uống vì phấn hoa có vị hơi đắng, hãy sử dụng 1 thìa phấn hoa trộn đều với 1 hộp sữa chua sẽ dễ ăn và ngon hơn, không còn vị ngang ngang của phấn hoa nữa. Cách sử dụng này đặc biệt phù hợp với phụ nữ.
Phấn hoa ngâm rượu: cũng như cách ngâm các loại thảo dược khác, ngâm 1kg phấn hoa với 5 lít rượu trắng. Để khoảng 2 tháng sẽ có mùi thơm hơn và phấn hoa tan hết, rồi mang ra sử dụng. Cũng có thể ngâm rượu phấn hoa cùng với sáp ong để tăng cường dưỡng chất bồi bổ cơ thể.
Phấn hoa nấu cháo: có thể dùng phấn hoa nấu kèm cháo cho trẻ nhỏ ăn. Tuy nhiên cũng lưu ý phấn hoa dễ gây dị ứng, mẩn ngứa cho trẻ nên cần ăn liều lượng phù hợp và để ý trẻ sau ăn.
Phấn hoa kết hợp với Tacumin sẽ làm tăng cường tác dụng của cả hai sản phẩm. Tacumin là sự kết hợp giữa mật ong, sữa ong chúa và tinh chất nghệ curcumin. Pha 1 thìa cafe phấn hoa với 180ml nước nóng 80 độ C cho phấn hoa tan hết. Đợi cho nước nguội hơn, còn khoảng 40 độ C, cho thêm 4 – 5 thìa cafe Tacumin vào và khuấy đều. Sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu không biết cách bảo quản phấn hoa sẽ dễ bị giảm chất lượng nên Khi sau sử dụng cần đóng nắp kín và để ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong vòng 60 ngày. Cũng có thể dùng mật ong hoặc đường trắng để bảo quản phấn hoa, trộn đều phấn hoa với đường theo tỷ lệ 2/1, phủ lên trên một lớp đường dày từ 10-15 cm, hoặc trộn đều phấn hoa với mật ong theo tỷ lệ 2/1 rồi cho vào lọ nén chặt, bịt kín miệng lọ, để ở nơi thoáng mát và khô ráo
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Phấn hoa ong”