Cây đinh lăng được trồng khá phổ biến tại Việt Nam, vùng trồng cây đinh năng chất lượng là Nam Định, Thái Bình hoặc Đắc Lăk vì chất đất màu mỡ và phù hợp với cây này. Cây đinh lăng có nguồn gốc từ nhân sâm. Với hình dáng bên ngoài là thân nhẵn, không có gai, thân cây thường cao từ 0.8 – 1.5 mét. Lá đinh lăng mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống, có mùi thơm nhẹ, dạng lá kép. Hoa có hình khuy ngắn, tán nhỏ, màu trắng xám hoặc lục nhạt. Quả hình dẹt, màu trắng bạc.
Cây có nguồn gốc từ các đảo Thái bình dương (Polynêdi) được trồng chủ yếu để làm cảnh ở các đình chùa, các vườn gia đình. Từ năm 1961, do biết tác dụng bổ dưỡng của rễ đinh lăng, người ta trồng nhiều ở các bệnh viện, trạm xá, vườn thuốc. Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng cao. Người ta thường trồng chủ yếu bằng cách giâm cành: chọn những cành già, chặt thành đoạn ngắn 15-20cm, cắm nghiêng xuống đất. Trồng vào tháng 2-4 hoặc tháng 8-10. Đinh lăng ưa đất cao ráo, hơi ẩm nhiều màu. Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên, cây trồng càng lâu năm càng tốt. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi.
Đinh lăng có hai loại một loại lá to, một loại lá nhỏ, tuy nhiên cây đinh lăng lá nhỏ mới thực sự là cây đinh lăng được ca tụng là nhân sâm của người nghèo. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng và bài thuốc khác nhau.
Trong rễ đinh lăng có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn. Đặc biệt rễ đinh lăng có hàm lượng saponin khá cao (hoạt chất này có nhiều trong nhân sâm, dùng với liều lượng hợp lý sẽ rất tốt nhưng nếu dùng nhiều có thể gây tụt huyết áp, nôn mửa). Bởi vậy chỉ nên giới hạn dùng 3-4 ly/1 lần dùng. 1kg rễ tươi đinh lăng chỉ nên ngâm 3-4 lít rượu.
Vì rễ, củ đinh lăng khá mềm, có nhiều hoạt chất do trong quá trình hanh khô diễn ra các dưỡng chất được tích tụ vào phần rễ là chủ yếu giúp cây có thể chống chọi qua mùa đông kéo dài. Rễ Đinh lăng có vị ngọt, tính bình; lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm.
Đinh lăng là thuốc tăng lực. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng, làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm cho cơ thể chịu được nóng. Người bệnh bị suy mòn uống đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Đinh lăng ít độc hơn cả nhân sâm và khác với Nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp.
Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt. Rễ Đinh Lăng có tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương, chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng, thiếu máu… sử dụng rất tốt cho người suy hược cơ thể, viêm gan mãn tính, liệt dương, yếu sinh lý.
Rượu đinh lăng có tác dụng chống hiện tượng mệt mỏi, ăn ngon, ngủ yên, tăng sức dẻo dai, nâng cao sức đề kháng, giải độc cơ thể, chữa tê thấp, mỏi xương, tăng cường trí nhớ… Rượu đinh lăng tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt tốt cho các những người tập gym hoặc mong muốn nâng cao thể trạng hàng ngày thông qua kết hợp với rượu đinh lăng một lượng nhỏ hoặc qua xao phơi uống nước sắc và 30 phút thể dụng hàng ngày.
Để ngâm rượu đinh lăng ngon nhất thiết phải dùng củ đinh lăng lá nhỏ hay có nơi còn gọi là lá nếp vì loại này ngâm mới thơm và ngon nhất. Củ ngâm nhất thiết phải tuổi đời từ 3 – 5 năm thì mới đạt yêu cầu, cân nặng tương đương trên 1kg. Có 2 cách ngâm rượu đinh lăng đó là ngâm củ tươi và ngâm củ khô
- Cách ngâm rượu đinh lăng khô: nếu đã mua sẵn được củ khô thái miếng, bạn đem sao vàng hạ thổ (sao bằng chảo tới khi thấy mùi thơm, đổ vào 1 túi vải rồi ủ xuống nền đất trong thời gian 1 tiếng). Nếu mua củ tươi bạn đem thái miếng mỏng phơi khô (thường 4kg tươi bạn sẽ phơi được 1kg khô). Tỷ lệ ngâm củ khô: 1kg đinh lăng khô bạn ngâm với 7 lít rượu, ngâm trong thời gian 3 tháng là dùng được. Rượu đinh lăng có mùi thơm như thuốc bắc, màu vàng nhạt uống rất thích và đặc biệt là sau khi dùng rượu 1-2 lần là thấy hiệu quả ngay.
- Cách ngâm rượu đinh lăng tươi: củ tươi đem rửa sạch, chú ý nhất ở các kẽ rễ dùng dao đẩy sạch đất cát bên trong ra. Có thể thái miếng ngâm hoặc ngâm nguyên củ cho đẹp. Tỷ lệ ngâm: 1kg củ tươi ngâm với 3 lít rượu. Tùy hình dáng củ mà lựa chọn loại bình sao cho phù hợp, khi ngâm nguyên củ nên mua loại bình có miệng lớn để cho vừa bình rượu. Đổ rượu vào bình tới khi rượu ngập hết toàn bộ củ. Củ tươi ngâm trong thời gian 6 tháng.
Củ đinh lăng có thể sử dụng ở dạng bột, ngày dùng 2g trở lên. Cũng có thể thái miếng phơi khô, ngày dùng 1-6g dạng thuốc sắc. Từ năm 1976, Học viện quân y phối hợp với Xí nghiệp dược phẩm 1 Bộ Y tế đã sản xuất viên đinh lăng 0,15g với công dụng chữa suy mòn, sút cân, kém ăn kém ngủ, lao động mệt mỏi, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên. Lá Đinh lăng phơi khô đem lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm để đề phòng bệnh kinh giật. Phụ nữ sau khi sinh uống nước sắc lá đinh lăng khô, thấy cơ thể nhẹ nhõm, khoẻ mạnh có nhiều sữa. Lá tươi 50-100g băm nhỏ cùng với bong bóng lợn trộn với gạo nếp nấu cháo ăn cũng lợi sữa. Ở Campuchia, người ta còn dùng lá phối hợp với các loại thuốc khác làm bột hạ nhiệt và cũng dùng như thuốc giảm đau. Lá dùng xông làm ra mồ hôi và chứng chóng mặt. Dùng tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh và thấp khớp và các vết thương. Lá nhai nuốt nước với một chút phèn trị hóc xương cá. Vỏ cây nghiền thành bột làm thuốc uống hạ nhiệt.
Một số bài thuốc từ cây đinh lăng:
1.Thuốc tăng lực, chữa mỏi mệt, biếng hoạt động: rễ đinh lăng phơi khô thái mỏng 5g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày. Rễ đinh lăng làm sạch tẩm nước gừng, sấy khô, sau đó tẩm mật sao, thường dùng sao vàng tán bột hoặc ngâm rượu uống bồi bổ sức khỏe, trị suy nhược cơ thể, mất ngủ hay quên, người mỏi mệt, không thích hoạt động.
- Chữa liệt dương: rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trị thiếu máu: rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
- Tăng sữa cho phụ nữ mới sinh con: đinh lăng được nhiều người mẹ tin dùng để “gọi” sữa về cho con bú. Rễ hoặc lá đinh lăng sắc cho phụ nữ sau sinh hoặc có thể thái lá tươi nấu canh, nấu cháo ăn tác dụng bồi bổ tăng sữa. Liều dùng: Ngày 8 đến 12 gam rễ khô.
Thuốc lợi sữa: lá đinh lăng tươi 50-100g, chân giò lợn (từ khuỷu chân trở xuống) 2 cái, cùng nấu cháo với gạo nếp, ninh nhừ, ăn chân giò và ăn cháo.
- Chữa tắc tia sữa, căng vú, sưng vú: cành lá đinh lăng 40-50g, thêm 400ml nước, sắc còn 200ml, uống nóng, chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng. Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.
- Chữa mẩn ngứa do dị ứng: lá đinh lăng 80g, sao vàng, sắc uống. Dùng trong 2-3 tháng.
- Chữa đau tử cung: cành và lá đinh lăng rửa sạch, sao vàng, sắc uống thay nước chè.
- Chữa sốt rét: rễ đinh lăng, sài hồ, mỗi vị 20g; rau má 16g; lá tre, cam thảo nam, mỗi vị 12g; bán hạ (sao vàng) 8g; gừng 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan mạn tính: rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa nhiệt độc, lở ngứa, mụn nhọt: dùng lá đinh lăng 40 – 60 gam sắc uống.
- Chữa đau đầu: thân lá đinh lăng và Bạch chỉ sắc uống hằng ngày.
- Chín mé sưng, đau: Ll đinh lăng tươi giã đắp
- Chữa phong thấp đau, nhức mỏi: cây đinh lăng (cả lá thân rễ), cây lá lốt, ké đầu ngựa lượng bằng nhau 30-40 gam dạng thuốc sắc uống.
Ở nhiều vùng quê nhiều năm trước, đinh lăng được trồng như một dạng cây cảnh. Khi đó, do chưa biết được giá trị của “thần dược” này, nhiều gia đình đã chặt bỏ, vứt đi… vì nó quá rậm rạp, um tùm. Khi cơn sốt đinh lăng lên cao, nhiều tư thương thu mua từ củ đến thân, cành, lá ngọn,… sau đó cung cấp cho các nhà sản xuất đông – nam dược. Loài cây vốn được coi là “nhân sâm Việt Nam” này đang góp phần làm giàu cho cả một vùng quê tại Việt Nam.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Rượu Đinh lăng”