Hoa hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài với màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài này nổi tiếng hoa đẹp, phần lớn có nguồn gốc bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm. Đôi khi các loài này được gọi là tường vi.
Đây là các cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai. Lá kép lông chim lẻ, lá chét khía răng, có lá kèm. Hoa thơm, màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ… Hoa thường có nhiều cánh do nhị đực biến thành. Đế hoa hình chén. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa tôn dày lên thành quả.
Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng, bởi sự tương hợp với màu máu chảy, thường xuất hiện như là biểu tượng của sự phục sinh huyền bí. Abd Ul Kadir Gilani so sánh hoa hồng với những vết sẹo trên cơ thể sống, trong khi đó F. Portal quan niệm hoa hồng vào màu hồng hợp thành một biểu tượng của sự tái sinh do có quan hệ gần gũi ngữ nghĩa của từ latinh rosa (hoa hồng) với ros (mưa, sương). Với người Hy Lạp hoa hồng vốn là một loài hoa màu trắng, nhưng khi Adonis bị tử thương, nữ thần Aphrodite chạy đến cứu chàng đã bị đâm phải một cái gai và máu đã nhuộm thẫm những bông hồng cung tiến nàng. Chính ý nghĩa biểu trưng về sự tái sinh đã khiến con người, từ thời cổ đại, đặt những bông hồng lên các nấm mộ, và Hecate, nữ thần âm phủ đôi khi được thể hiện với hình ảnh đầu quấn một vòng hoa hồng có 5 lá.
Hoa hồng đã trở thành biểu tượng của tình yêu và còn hơn thế, của sự dâng hiến tình yêu, của tình yêu trong trắng, tương tự ý nghĩa của hoa sen Ai Cập và cây thủy tiên Hy Lạp
Thành phần hóa học có trong hoa hồng: cánh của hoa hồng có chứa vitamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B và vitamin K và nhiều các chất khoáng chất khác. Chúng có chứa canxi nên giúp cơ thể trao đổi chất tốt và giúp tiêu hóa các loại thức ăn. Kali trong hoa hồng cũng có vai trò quan trọng cho hoạt động của tim.
Nhắc tới hoa hồng hẳn chúng ta nghĩ ngay tới là loài hoa biểu tượng của tình yêu, loại hoa nữ hoàng làm đẹp cho những người phụ nữ. Nước hoa hồng giúp làm se lỗ chân lông, kể cả ở da nhạy cảm, giúp cân bằng chất dầu trên da nhờn, làm mềm và làm da tươi sáng. Ngoài ra tinh chất hoa hồng còn là một chất tẩy rửa tự nhiên hiệu quả, giúp làm da sáng hơn, tươi trẻ hơn. Cánh hoa hồng có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng khuẩn nên nó có tác dụng làm dịu da, kể cả da bị kích thích hay bị ngứa. Do vậy phụ nữ thường sử dụng nước hoa hồng hàng ngày để chăm sóc da, làm cho làn da sáng, sạch và khỏe mạnh.
Từ nhiều thế kỷ trước con người đã biết sử dụng hoa hồng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Ngày nay ngoài việc sử dụng hoa hồng để chiết xuất các loại nước hoa hoặc tinh dầu, nhiều người còn chế biến hoa hồng trở thành thứ đồ uống được ưa chuộng.
Trà hoa hồng là sự kết hợp thú vị giữa vị trà thơm ngát pha lẫn chút đắng nhẹ, mùi thơm nhẹ nhàng của nụ hoa hồng mới nở, vị ngọt thanh của mật ong mà chút cay nồng, ấm vị của gừng. Cách làm trà hoa hồng chỉ mất tầm khoảng 10 phút, cho bạn một thức uống đầy màu sắc, làm nhẹ dịu tâm hồn.
Trà hồng hoa được làm từ những búp hoa hồng có màu hồng tím, hoặc từ những nụ hoa hồng tường vi. Có 2 loại chính là trà hoa hồng tươi và trà hoa hồng sấy khô. Từ thời cổ đại, hoa hồng đã được sử dụng như là một phương pháp làm tăng hiệu ứng tích cực cho cơ thể con người, như tác động lên tâm trí và được sử dụng để làm đẹp da. Trong y học cổ truyền, người ta thường dùng hoa hồng để làm thuốc, chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, các bệnh viêm da, đau bụng… Các nghiên cứu khoa học cho biết, Trà hoa hồng có chứa các hợp chất giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp loại bỏ độc tố. Theo y học Trung Hoa, trà hoa hồng còn có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện da, an thần, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu ở vùng bụng.
Trà hoa hồng có nhiều công dụng khác nhau:
- Hỗ trợ giảm cân: các nghiên cứu khoa học cho thấy, hoa hồng có chứa các hợp chất giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp loại bỏ độc tố. Theo y học Trung Hoa, trà hoa hồng còn có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện da, an thần, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu ở vùng bụng. Đây là một trong những lý do khiến trà hoa hồng có thể hỗ trợ giảm câncho những người thừa cân, béo phì. Chỉ cần cho khoảng 10-15 cánh hoa hồng tươi rửa sạch vào một ly nước sôi và chờ khoảng 5 phút là bạn đã có một cốc trà hoa hồng. Bạn cũng có thể thêm một chút mật ong và một nhúm bột quế để tạo vị cho loại đồ uống này. Uống trà hoa hồng thường xuyên có tác dụng giảm mỡ, tốt nhất là nên uống vào buổi sáng.
- Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá: vì đặc tính kháng khuẩn của hoa hồng, nó giúp làm se các vết mụn nhanh chóng, nhưng cũng không bỏ qua việc cung cấp độ ẩm cho da. Trong hoa hồng có hợp chất phenyl ethanol, một hợp chất sát khuẩn, làm cho hoa hồng chống lại mụn rất hiệu quả. Ngâm vài hạt cỏ cà ri trong nước vào ban đêm và thêm nước hoa hồng. Đắp hỗn hợp này trên da mặt bị mụn trong 20 phút và rửa lại bằng nước hoa hồng lạnh. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ sau một thời gian ngắn.
- Làm hồng môi tự nhiên: hoa hồng có thể làm hồng đôi môi cho bạn do sử dụng son thường xuyên mà không được bảo dưỡng. Khi sử dụng hoa hồng cho đôi môi, nó vừa có tác dụng làm hồng môi, vừa làm mềm môi. Ngoài ra nó chất sát khuẩn nhẹ, có thể tẩy đi những tế bào chết trên môi và cung cấp độ ẩm cho môi thêm mềm mại. Hãy trộn các cánh hoa hồng tươi với một thìa kem sữa và vài giọt mật ong rồi áp hỗn hợp này lên môi của bạn trong khoảng thời gian 15-20 phút và sau đó rửa sạch với nước.
- Làm giảm căng thẳng và trầm cảm: tác dụng an thần của tinh dầu hoa hồng đã nói ở trên làm giảm căng thẳng, trầm cảm, hương thơm hoa hồng tự nhiên sẽ tạo cảm giác thư thái hơn. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa sinh lý và bệnh lý, Đại học Paraíba-Caixa, tinh chất hoa hồng có tác dụng an thần rất tốt. Khi bị căng thẳng, hãy tắm nước nóng có rắc một số cánh hoa hồng vào. Nhờ tác dụng của nhiệt, hương thơm của hoa hồng tỏa ra giúp bạn thư giãn tâm trí và cơ thể.
- Giúp chống lại các triệu chứng chảy máu do trĩ: cánh hoa hồng được biết đến như một liệu pháp tự nhiên hỗ trợ chảy máu do trĩ, do hoa hồng rất giàu chất xơ, nước và nhiều hợp chất giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, nó khá hiệu quả chống các trường hợp chảy máu do trĩ và có tác dụng giảm đau. Lấy một nắm cánh hoa hồng, thêm khoảng 50 ml nước và nghiền nát chúng trong một cái cối và chày cho đến khi nó tạo thành một dung dịch đậm. Uống vào buổi sáng trong 3 ngày để giảm triệu chứng đau rát khi bị chảy máu trĩ.
- Làm đẹp da: hoa hồng là một trong những loài hoa duy nhất được sử dụng làm đẹp. Nước hoa hồng giúp làm se lỗ chân lông, kể cả ở da nhạy cảm, giúp cân bằng chất dầu trên da nhờn, làm mềm và làm da tươi sáng. Ngoài ra tinh chất hoa hồng còn là một chất tẩy rửa tự nhiên hiệu quả, giúp làm da sáng hơn, tươi trẻ hơn. Cánh hoa hồng có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng khuẩn nên nó có tác dụng làm dịu da, kể cả da bị kích thích hay bị ngứa. Phụ nữ nên sử dụng nước hoa hồng thường xuyên hàng ngày để chăm sóc da, làm cho làn da sáng, sạch và khỏe mạnh.
- Không chỉ vậy, trà hoa hồng cũng là loại thức uống lành mạnh không chứa caffeine, có thể dùng thay cho trà xanh hay cà phê trong việc kiềm chế cơn đói đồng thời thúc đẩy giảm cân. Loại trà này còn có đặc tính thải độc và lợi tiểu, nên cũng ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng.
Có nhiều cách để bạn tự pha chế trà hoa hồng, tùy vào sở thích và cách thưởng thức. Chẳng hạn, bạn có thể thả thêm cánh hoa hồng khô vào loại trà mình đang uống, hoặc pha trà từ cánh hoa hồng tươi. Để pha trà từ hoa hồng tươi, bạn cần rửa sạch khoảng một chén đầy cánh hoa hồng, sau đó bỏ chúng vào một cái chảo sâu lòng và đổ ngập nước, nấu sôi khoảng 5 phút rồi lọc lấy nước uống. Bạn có thể thêm chút mật ong, đường dừa, đường cỏ ngọt stevia hoặc thêm ít gia vị thực phẩm như nghệ hoặc gừng tươi để tăng hương vị.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trà hoa hồng”